Phương án xử lý nguồn nước bị nhiễm sắt hiệu quả nhất

 

Cách nhận biết nguồn nước của bạn đang bị nhiễm sắt

- Màu sắc:  Nước nhiễm sắt thường trong, khi hứng trong vật chứa 1 thời gian để tiếp xúc với không khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu.

- Mùi vị: Nước nhiễm sắt có thành phần sắt 2 (Fe2+) cao gây cho nước có mùi tanh. Có thể nhận biết nước có màu hay mùi, tuy nhiên không thể đánh giá nguồn nước đang sử dụng có đạt chất lượng hay không với các thành phần cảm quan, cần có kết quả xét nghiệm các chỉ tiêu trong nguồn nước, tùy vào mục đích sử dụng để đánh giá nguồn nước đạt hay không đạt. Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt đánh giá theo QCVN 02:2009/BYT; nước sử dụng cho mục đích ăn uống đánh giá theo QCVN 01:2009/BYT.

 


Nguồn nước bị nhiễm sắt gây ra những tác hại gì?   
 
Tác hại của nguồn nước bị nhiễm sắt:

- Sắt hòa tan trong nước là sắt 2 (Fe2+) sẽ gây cho nước có mùi tanh rất khó chịu. Khi tiếp xúc với không khí thì sắt 2 (Fe2+) sẽ chuyển hóa thành sắt 3 (Fe3+) kết tủa tạo màu đỏ nâu gây mất thẩm mỹ cho nước, làm cho quần áo bị ố vàng, sàn nhà, dụng cụ bị ố màu nâu đỏ. Hơn nữa, khi nước chảy qua đường ống, sắt sẽ lắng cặn gây gỉ sét, tắc nghẽn trong đường ống. 

- Nước bị nhiễm sắt sẽ làm cho thực phẩm biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu các loại thực phẩm, gây khó tiêu, nước nhiễm sắt dùng để pha trà sẽ làm mất hương vị của trà, nước nhiễm sắt dùng để nấu cơm làm cho cơm có màu xám.

Các cách để xử lý nguồn nước bị nhiễm sắt

Áp dụng giàn mưa để nguồn nước được tiếp xúc nhiều oxi, làm giảm hàm lượng sắt trong nước. Tạo điều kiện cho Fe2+ oxy hoá thành Fe3+ (dạng kết tủa) để lắng xuống đáy bể. Qua đó, chúng ta có thể dễ dàng loại bỏ sắt khỏi nước bằng cách lọc để giữ lại.

- Sử dụng vôi là một cách khử sắt trong nước giếng khoan đơn giản, hiệu quả. Khi cho vôi vào nước thì độ pH của nước tăng lên. Ở điều kiện giàu ion OH-, các ion Fe2+ thuỷ phân nhanh chóng Fe(OH)2 một phần lắng xuống. Một phần tạo điều kiện thuận lợi cho Fe2+ chuyển thành Fe3+, sắt (III) hydroxyt và kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và tách ra khỏi nước.
 

- Sử dụng hoá chất Cl2, KMnO4, O3... là phương pháp khử sắt trong nước giếng khoan dựa theo phương pháp lọc kết tủa của sắt. Với việc kết tủa này thì những ion sắt trong nước sẽ lắng đọng lại. Chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ chúng bằng các phương pháp lọc đơn giản.
Sử dụng tro bếp, cho tro bếp vào mẫu nước với liều lượng từ 5 - 10g/lít nước rồi để lắng trong khoảng 15 - 30 phút. Sau khi các phản ứng hoá học xảy ra thì hợp chất sắt không tan sẽ bị loại bỏ nhờ quá trình lọc.

 

- Hệ thống bể lọc: Sỏi, cát, Mangan để đưa hàm lượng sắt về theo quy định của nước sinh hoạt
 
- Khử trùng nguồn nước.
 
 

Trên đây là cách xử lý thường dùng và tác hại của nước nhiễm sắt. Bạn muốn tìm giải pháp lọc nước nhiễm sắt hiện đại mà đảm bảo chất lượng nước đầu ra, liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.
 

>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước cho ngành điện tử, bán dẫn.


------------------------------------------------------------------------------------------
 
Mọi thông tin cần tư vấn quý khách có thể liên hệ với chúng tôi thông qua:

CÔNG TY TNHH REECHEM

Địa chỉ: Tầng 5 tòa nhà Lighthouse, 1254 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.Hòa Cường Nam, Q.Hải Châu, Tp.Đà Nẵng

Điện thoại: 0236 391 88 68 / Hotline (zalo): 0789 086 626

Email: info@reechem.com.vn

Website: reechem.com.vn
 

Có thể bạn quan tâm
Hệ thống lọc nước cấp sinh hoạt tại Huế Hệ thống lọc nước cấp sinh hoạt tại Huế
Phương pháp xử lý cặn cho Chiller (hệ thống giải nhiệt tuần hoàn kín) Phương pháp xử lý cặn cho Chiller (hệ thống giải nhiệt tuần hoàn kín)
Các vấn đề thường gặp khi vận hành Tháp giải nhiệt Các vấn đề thường gặp khi vận hành Tháp giải nhiệt
Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi là gì và hoạt động như thế nào? Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi là gì và hoạt động như thế nào?
Ý kiến bạn đọc: