Phân khúc mặt bằng bán lẻ khởi sắc cuối năm

Theo báo cáo mới đây của Công ty Cushman & Wakefield Việt Nam, trong tháng 12, tại TP.HCM, giá thuê trung bình tầng trệt đang có xu hướng giảm. Toàn thị trường ghi nhận mức giá trung bình 1.350.000 VNĐ/m2/tháng (gồm phí dịch vụ nhưng chưa bao gồm VAT), tăng 4% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn thị trường đạt 94%, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2015.

Tại Hà Nội, giá thuê trung bình tầng trệt vào thời điểm cuối năm cũng đang có xu hướng giảm, hiện ghi nhận ở mức 855.000 VNĐ/m2/tháng (gồm phí dịch vụ nhưng chưa bao gồm VAT). Mức giá này cao hơn 3% so với cùng kỳ năm 2015.


Trong đó, quận Hoàn Kiếm vẫn có mức giá thuê cao nhất Hà Nội, gấp hơn 3 lần mức giá trung bình toàn thị trường. Nguyên nhân là do vị trí đắc địa trong khi nguồn cung khan hiếm. Tiếp đến là các quận cận trung tâm như Đống Đa, Hai Bà Trưng, Ba Đình cũng có mức giá khá cao, các khu vực xa trung tâm như Long Biên và Hà Đông lại rẻ hơn trung bình toàn thị trường từ 35% - 50%.

Tuy nhiên, mặt bằng bán lẻ tại trung tâm và các quận gần trung tâm vẫn sẽ thu hút nhu cầu thuê lớn. Tính đến tháng cuối năm 2016, tỷ lệ lấp đầy trung bình toàn thị trường Hà Nội đạt 88%, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Alex Crane, Tổng Giám Đốc Cushman & Wakefield Việt Nam cho biết: “Thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng tăng trưởng tốt trong phạm vi 3 quý đầu năm 2016. Doanh số bán lẻ tăng gần 10% so với cùng kỳ năm ngoái, dự đoán sự tăng trưởng này sẽ duy trì cho đến năm 2030. Xét về tăng trưởng theo năm, Việt Nam xếp hạng thứ 2 trong khu vực, chỉ sau Indonesia. Niềm tin người tiêu dùng tiếp tục tăng đã củng cố lòng tin của các nhà bán lẻ và các nhà phát triển BĐS".


 
Song song đó, thu nhập sau thuế của các gia đình tại Việt Nam cũng tăng dần lên qua từng năm. Đây là những tín hiệu đáng mừng đối với các doanh nghiệp bán lẻ, nhất là các nhà bán lẻ thực phẩm và đồ uống – phân khúc góp phần tạo nên điểm cốt lõi của thị trường bán lẻ Việt Nam.

Dự đoán trước xu hướng này, các nhà phát triển BĐS cũng đã tập trung thiết kế mặt bằng cho thuê theo hướng tăng diện tích phân bổ cho khu vực ăn uống. Thông thường tại mỗi dự án, diện tích cho thuê khu vực đồ ăn uống chiếm khoảng 20% tổng diện tích sàn, thì nay đã được điều chỉnh tăng đến mức chiếm 35%.

Cũng theo đại diện của Cushman & Wakefield, trong năm 2016, nhiều thương hiệu nước ngoài đồng loạt thâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong đó, một số nhà cung cấp lớn có thể kể đến như Sài Gòn Center tại TP.HCM được phát triển bởi Tập đoàn Takashimaya; Nhà cung cấp mới Mipec cũng đã hoạt đông tốt tại Hà Nội...

Thêm nhà cung cấp mặt bằng cho thuê đồng nghĩa với việc tăng nguồn cung nhưng tại cả hai thành phố lớn tỷ lệ lấp đầy mặt bằng cho thuê vẫn khá tốt. Điều này thể hiện sự ổn định thị trường và là tín hiệu tốt cho các nhà phát triển cũng như các đơn vị thuê địa điểm bán lẻ.
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống lọc nước cấp sinh hoạt tại Huế Hệ thống lọc nước cấp sinh hoạt tại Huế
Phương pháp xử lý cặn cho Chiller (hệ thống giải nhiệt tuần hoàn kín) Phương pháp xử lý cặn cho Chiller (hệ thống giải nhiệt tuần hoàn kín)
Các vấn đề thường gặp khi vận hành Tháp giải nhiệt Các vấn đề thường gặp khi vận hành Tháp giải nhiệt
Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi là gì và hoạt động như thế nào? Hệ thống xử lý nước cấp lò hơi là gì và hoạt động như thế nào?
Ý kiến bạn đọc: